[VIỆT NAM]. Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-1:2025/BYT đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.

Bộ Y tế Việt Nam (MOH)  vừa đưa ra dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố nấm mốc trong thực phẩm bao gồm Aflatoxin, Ochratoxin A, Patulin, Deoxynivalenol, Zearalenone and Fumonisin.

Theo bảng thuyết minh của BYT, những điểm thay đổi chính trong QCVN 8-1:2025/BYT dựa trên sự thay đổi quy định của Codex và EU. So với QCVN QCVN 8-1:2011/BYT, dự thảo bao gồm những điểm thay đổi sau:

  1. Bổ sung thêm giới hạn (ML) độc tố Ergot Sclerotia, Ergot alkaloids, T-2 và HT-2 trong các nền mẫu cụ thể
  2. Điều chỉnh ML các độc tố gây ô nhiễm hiện có trong các nền mẫu nhất định, cụ thể:

                           2.1. Aflatoxin:

  • Bổ sung ML cho hạt brazil nut, quả sung khô sử dụng trực tiếp
  • Bổ sung ML cho từng loại nhóm ngô, gạo và hạt cao lương và các loại bột
  • Sửa đổi phạm vi quy định Aflatoxin M1, chỉ còn quy định cho nhóm sữa nguyên liệu

                              2.2. Ochratoxin A:

  • Giảm ML trong qua nho khô, cà phê và cà phê hoà tan, nhóm gia vị khô
  • Bổ sung ML cho quả sung khô và các loại quả khô khác, xi rô chà là, hạt dẻ khô, thảo mộc khô, gừng khô, các loại hạt có dầu, bột ca cao
  • Sửa đổi và bổ sung ML cho từng loại sản phẩm của cam thảo

                              2.3. Deoxynivalenol:

  • Tăng ML nhóm ngũ cốc lúa mì, lúa mạch và ngô dùng để chế biến tiếp
  • Bổ sung ML nhóm bột có nguồn gốc từ lúa mì, lúa mạch và ngô

                               2.4 Fumonisin:

  • Bổ sung ML cho sản phẩm bột ngô (2000 µg/kg).
  1. Bổ sung ghi chú tính toán ML cho các loại sản phẩm khác nhau ở mỗi mục độc tố được quy định ML
  2. Cập nhật các phương pháp thử nghiệm (các phương pháp này không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử tương đương khác)

Dự kiến thời gian ban hành chính thức: 10/2025

Cũng theo thông tư, quy định các điều khoản chuyển tiếp như sau:

  1. Sản phẩm đã thực hiện tự công bố hoặc đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm sản xuất trước ngày thông tư có hiệu lực, nếu chưa phù hợp với QCVN 8-1:2025/BYT thì tổ chức, cá nhận được tiếp tục nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm, trừ trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm
  2. Hồ sơ đăng kí bản công bố/ tự công bố sản phẩm đã nộp trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành được tiếp tục giải quyết theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ
  3. Kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, đối với các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc đã thực hiện tự công bố sản phẩm, nếu Tiêu chuẩn nhà sản xuất chưa phù hợp với quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này thì tổ chức, cá nhân thực hiện điều chỉnh Tiêu chuẩn nhà sản xuất cho phù hợp với quy chuẩn và thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều 5, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Như vậy, khi Thông tư có hiệu lực thì những sản phẩm đã đăng kí công bố/tự công bố trước đó chưa phù hợp với QCVN 8-1:2025/BYT vẫn được lưu hành trong trường hợp không có vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, cá nhân/doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh tiêu chuẩn nhà sản xuất cho phù hợp với Quy chuẩn và gửi thông báo đến cơ quan quản lý sản phẩm của mình.

Cá nhân, doanh nghiệp nếu có góp ý cho dự thảo này có thể gửi phản hồi qua trang web của Bộ Y tế đến hết ngày 15 tháng 2 năm 2025 theo đường link tại đây

Đường link tham khảo nội dung dự thảo QCVN 8-1:2025/BYT:xem tại đây

 

 

 


Share post:
Tin liên quan
Chính sách cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trang web và trải nghiệm của bạn. Bạn có thể thay đổi tùy chọn của mình bất cứ lúc nào. Để tìm hiểu thêm, hãy xem Chính sách cookie của chúng tôi.