Sau hơn 6 năm triển khai nghị định 15/2018/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn về yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm trong bối cảnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính cũng như tăng cường biện pháp quản lý hậu kiểm để nâng cao chất lượng thực phẩm, cụ thể:
1. Cải cách thủ tục hành chính :
- Bỏ quy định dịch công chứng tài liệu pháp lý tiếng Anh nếu đã hợp pháp hóa lãnh sự.
- Chấp nhận bản điện tử của giấy tờ pháp lý.
- Cho phép sử dụng kết quả kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất đạt chuẩn GMP.
- Giới hạn số lần và thời hạn bổ sung hồ sơ công bố sản phẩm.
- Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu thực phẩm viện trợ từ thiện.
- Bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Bãi bỏ yêu cầu giấy chứng nhận GMP với thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước.
- Xây dựng phần mềm quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Tăng cường phân cấp, phân quyền:
- Phân cấp cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thực phẩm xuất khẩu.
3. Tăng cường hậu kiểm:
- Kiểm soát chặt chẽ tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm.
- Bổ sung mục thuyết minh công thức sản phẩm để kiểm soát chất lượng.
- Yêu cầu công bố lại khi thay đổi các yếu tố quan trọng của sản phẩm.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm sau công bố.
4. Thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ:
- Yêu cầu báo cáo thử nghiệm hiệu quả đối với thực phẩm chức năng lần đầu đưa ra thị trường.
- Sửa đổi quy định về bằng chứng khoa học trong hồ sơ công bố.
5. Các đề xuất khác:
- Định nghĩa rõ hơn về thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Quy định chặt chẽ hơn về thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Sửa đổi quy định về quản lý nhóm sản phẩm rượu.
Nguồn: Cục an toàn thực phẩm.